Đồ thờ đồng Thanh Hóa

Cửa hàng Lăng Phường bán buôn, bán lẻ đồ thờ đồng tại Thanh Hóa!

Từ lâu đồ đồng đã được dùng như là những dụng cụ, đồ vật trang trí trong nhà không thể thiếu của người Việt Nam chúng ta. Nhất là trong tín ngưỡng, văn hóa dân gian, người Việt đã dùng đồng để làm đồ thờ cúng trong ban thờ gia tiên.

Đồ thờ đồng được sử dụng vừa bền đẹp vừa mang dáng dấp truyền thống. Đồ thờ cúng bằng đồng trước đây thuộc dòng cực kỳ giá trị, chỉ những gia đình quan lại, địa chủ, có chức sắc mới được dùng. Đồ thờ cúng bằng đồng ngày càng được sử dụng phổ biến, cho thấy những ưu điểm nổi bật của nó so với các dòng sản phẩm chất liệu khác như gỗ, đá, sứ…

Các sản phẩm bằng đồng, nhất là vật dụng thờ cúng, hầu như đều không kén người dùng. Về phong thuỷ, trên bàn thờ chỉ cần đảm bảo ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Có đồ thờ đồng, tức là kim là rất tốt. Về mặt tâm linh, sử dụng đồ thờ cúng không kể loại nào, miễn là sạch sẽ, cẩn thận đều thể hiện lòng thành của con cháu với cha mẹ, tổ tiên.

Bộ ngũ sự được làm bằng đồng gồm 05 món đồ như Bộ Tam Sự (gồm lư đỉnh và hai cây thắp nến), thêm 02 món đồ nữa, tùy vào từng gia đình hay tập quán của từng nơi như thêm bình hoa, hai cây đèn hay như đôi hạc bằng đồng.

Lư hương (đỉnh đồng) là một sản phẩm không thể thiếu trong bộ ngũ sự đồng. Có tác dụng dùng để đốt trầm tạo ra mùi thơm thanh khiết. Theo quan niệm tâm linh mùi hương trầm thơm thể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý. Khói trầm toả ra có tác dụng thanh lọc khí rất tốt; về mặt tâm linh thì bộ đỉnh đồng, lư hương ngũ sự hoá giải được hung khí tăng thêm cát khí, gia tăng sự hoà thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc. Sản phẩm không thể thiếu trong bộ tam sự, ngũ sự hiện nay.

Bộ tam sự gồm ba vật dụng gồm một lư/đỉnh hương và hai cây nến bằng đồng, chạm trổ theo mỹ thuật Á Đông để thờ trên bàn thờ (bộ tam sự thêm bình hoa/lộc bình và lư/đỉnh trầm; hai cây đèn hoặc đôi hạc tùy theo từng gia đình gọi là bộ ngũ sự). 

Bộ tam sự thường được đặt ở vị trí trang trọng trên bàn thờ, trong đó lư/đỉnh hương dùng để bỏ trầm hương và đèn dùng để thắp sáng. Bộ tam sự làm tăng thêm vẻ đẹp, tôn nghiêm và linh thánh. Lư là một vật dụng rất phổ biến ở các nước Á Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,...

Sử dụng Lư chủ yếu để tạo ra mùi hương trầm thơm, bởi theo quan niệm từ xưa thì hương thơm thể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý. Chính vì thế, lư hương với những khói trầm toả ra có tác dụng thanh lọc khí vô cùng hiệu quả, về mặt tâm linh thì nó hoá giải được hung khí tăng thêm cát khí, gia tăng sự hoà thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc. Hai cây đèn cúng dùng để thắp sáng và tăng thêm tính lung linh, huyền ảo và uy nhiêm ở bàn thờ.

Lư Hương thường được làm bằng chất liệu đồng (đỉnh đồng). Đồng là dương, dương tượng trưng cho trời, cho nên khí cụ dâng cúng thường làm bằng đồng. Lư hương thường được để trên án thờ nên gọi là “Tọa lư” hoặc là “Cúng Lư”. Lư Hương được tạo rất nhiều hình dáng khác nhau, đại thể có mấy loại hình dáng như: hình Bảo đảnh, Phương đẩu, Sư tử, Chim hạc, Liên hoa.v.v… Hoa văn trang trí thường là các loại hoa văn cổ hoặc là rồng phụng, và chữ Hán.v.v…

Ý nghĩa của Lư hương là thể hiện nét đẹp văn hóa của thiền tư và trong văn hóa thờ cúng gia tiên, Lư hương còn thể hiện sự thanh tịnh thoát tục khi được bài trí trong thiền thất hay trà am, hình dáng cũng như hàm ý của lư hương, tính cách và biểu trưng của lư hương luôn tạo nên phong cách thanh thoát riêng biệt của thiền.

Một đỉnh đồng (Lư đồng) bao gồm các phần: Phần đế, phần chân, phần bụng, phần nắp đỉnh và phần tai mây. Mỗi phần đều được trang trí các họa tiết tinh sảo. Mặt trước của đỉnh đồng được trang trí với đôi “Song long trầu nguyệt”. Mặt sau là đôi uyên ương phượng hoàng với ý nghĩa mang đến sự hưng thịnh, đầm ấm hành phúc cho gia đình. Trên đỉnh đồng là hình ảnh con Nghê, con Nghê là biểu tượng mang ý nghĩa bảo vệ của cải cho tín chủ, xua đuổi những tà khí không tốt trong nhà.

Để tăng sự tôn kính, uy nghiêm ngoài đỉnh đồng còn có thêm đôi chân nến, đôi hạc thờ cúng được đặt ở hai bên (Một đỉnh và đôi chân nến hoặc đôi hạc được gọi bộ tam sự. Một đỉnh, đôi chân nến và đôi hạc được gọi là bộ ngũ sự). Đôi hạc cưỡi trên lưng rùa thể hiện sự hài hòa gắn kết giữa trời và đất, đôi chân nến dùng để thắp sáng và tăng thêm tính lung linh, huyền ảo và uy nghiêm trên bàn thờ.

Đôi hạc đồng đứng trên lưng rùa. Hạc được xem như một loài chim quý, hình ảnh hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên, hạc cũng là loài vật tượng trưng cho trường thọ, biểu thị cho khát vọng trường tồn, biểu tượng của may mắn. Chính vì thế, khi hạc đứng trên lưng rùa thành một cặp là sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời đất, giữa hai thái cực âm dương.

Ngoài việc dùng để thắp sáng tạo nên sự lung linh huyền ảo và uy nghiêm cho bàn thờ thì đôi chân nến còn mang ý nghĩa phong thủy: Chân nến bên trái tượng trưng cho hành dương, tức là mặt trời. Chân nến bên phải tượng trưng cho hành âm, tức là mặt trăng. Có âm - dương, nhật - nguyệt thì sẽ làm cho vạn vật sinh sôi nảy nở, mang lại nhiều tài lộc và may mắn.

Ống hương hay còn gọi là ống nhang thường được dùng để đựng hương trên bàn thờ. Như ta đã biết hương lễ trên bàn thờ là văn hóa xưa của người Việt, hương thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, đối với các vị thánh thần. Theo quan niệm của dân gian Việt Nam thì hương là cầu nối giữa tiếng nói của 2 cõi âm dương, khi thắp hương cần phải có số lượng chính xác (thường là 1,3,5,7,9… nén hương). Do vậy Hương lễ là một góc văn hóa tâm linh quan trọng của người việt, nên việc bảo quản, giữ gìn hương trước khi cúng, lễ là điều rất quan trọng.

Đài thờ cúng thường được đặt theo bộ 3 cái phía trước của bàn thờ cúng gia tiên có tác dụng là đựng Gạo - Muối - Nước thờ. Vào các dịp cúng lễ hoặc gần tết gia chủ thường cho các chén đựng gạo muối nước đặt bên trong Đài Thờ với mong muốn có cuộc sống ấm no sum vầy hạnh phúc gia đạo.

Theo quan niệm phong thủy, lục bình là nơi lưu giữ linh khí của đất trời, nó tượng trưng cho sự mới mẻ và bảo quản tài sản. Không chỉ vậy, chúng ta có thể nhận thấy những hoa văn, họa tiết trang trí bên ngoài được các nghệ nhân trạm trổ, điêu khắc một cách hết sức tinh tế và tỉ mỉ đến từng chi tiết. Chúng không chỉ làm đẹp thêm cho các lọ lục bình mà nó còn góp phần làm tăng thêm năng lượng, sự huyền ảo và phát lộc, phát tài cho gia chủ. Khác với cách đặt lộc bình trong phòng khách, trong nhà. Lộc bình dùng để đặt trên bàn thờ thường là loại nhỏ vừa đủ. Tuỳ kích thước bàn thờ lớn hay nhỏ, kích thước bộ đồ thờ cùng loại mà lựa chọn đôi lọ cho phù hợp. Với người Việt, trong thờ cúng tổ tiên, lễ chạp, các ngày sóc, vọng (ngày Rằm, mùng Một) và thờ phụng tâm linh… việc dâng hoa cúng lên bàn thờ gia tiên một cách thanh khiết, thể hiện tâm thành rất quan trọng (hương, hoa, trà, quả). Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, Thánh, gia tiên, là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều.

Đèn thờ đồng có tác dụng làm không gian thờ cúng trở nên truyền thống, trang nghiêm hơn. Làm sáng cho không gian bàn thờ.

Tuỳ theo từng gia đình và kích thước bộ bàn thờ mà có thể có 1, 2 hay 3 mâm bồng. Mâm bồng trên bàn thờ thường được dùng để đựng hoa quả, trầu cau, tiền mã dâng lên tiên tổ để bày tỏ lòng thành kính và sự báo hiếu đối với tổ tiên, những người đã khuất.

Bát hương được đặt ở vị trí trung tâm bàn thờ và được coi là nơi linh thiêng thể hiện sự thành kính của gia chủ. Bát hương trên bàn thờ hướng con cháu đến sự giác ngộ, hướng thiện hơn, trong sạch hơn. Tình cảm gia đình hạnh phúc hay ấm êm đôi khi cũng được thể hiện qua hình ảnh bát hương hay đồ thờ cúng.

Để tưởng nhớ những người đã khuất trong những mâm cỗ trước bát hương luôn có kỷ ngai chén đựng nước sạch và đựng rượu. Thông thường cách bày bàn thờ gia tiên ngai chén thờ với số chén là lẻ chứ không dùng chẵn. Ngai chén thờ dùng để đựng chén nước và rượu hoặc một trong hai thứ đó.

Treo Hoành Phi Câu Đối, Cuốn Thư Câu Đối trong thờ cúng gia tiên, dòng họ là nét đẹp truyền thống lâu đời của cha ông ta. Nhìn vào bàn thờ gia tiên, có thể thấy được gia phong của một gia đình người Việt, là chuẩn mực về một lối sống truyền thống. Xưa kia, mỗi khi một gia đình nào có việc trọng đại như: vinh quy bái tổ, chúc thọ thày mẹ, mừng tân gia... mọi người lại đến tặng nhau đôi câu đối, nếu mà sang hơn nữa thì tặng cả bức hoành phi. Bức Hoành Phi thường được bố cục theo hình chữ nhật treo trên xà ngang, gian giữa, ở phía trên câu đối, ngăn cách không gian bên ngoài với khu vực thờ cúng. Nhà nào giàu có thì thường sơn son thếp vàng, nếu không đủ điều kiện thì thếp bạc, nghèo hơn nữa thì cũng nhờ thày đồ viết cho mấy chữ, kính cẩn treo trên bàn thờ để tỏ lòng thành với ông bà, tổ tiên. Thú chơi hoành phi câu đối qua hàng ngàn năm đã vượt lên thói thường, trở thành nét văn hóa riêng, rất đặc trưng của cả một dân tộc Việt Nam.

Cửa hàng Lăng Phường tại Thanh Hóa cung cấp các mặt hàng đồ thờ đồng đẹp nhất, nhiều mẫu mã và kích cỡ để khách hàng chọn lựa!